Như bao tộc người khác , người Thái Quỳ châu (Cũ : Bao gồm 03 huyện Quỳ Hợp , Quỳ châu và Quế Phong - ngày nay ) ; Hàng ngày, rất quan tâm đến sự gáo dục truyền thống cho các thế hệ con cháu ,trong việc hình thành nhân cách , tình đoàn kết cộng đồng dân tộc , bảo vệ quê hương làng bản , xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ... do vậy , từ thủa xa xưa ,tục ngữ ca giao của người thái đã có những câu bất hủ :
Mương hau hau xàng
Bản hau hau moi
Noi hau hau chừ .
Nghĩa là : Mường ta ta xây
Bản ta ta coi
Nòi ta ta giữ .
Khắc luống
Để có một gia đình ấm no, hạnh phúc , con cháu tiến bộ , thành đạt , người Thái rất coi trọng việc giáo dục con cháu thừ thủa ấu thơ :
Coong bo tý cóong ngoa
Lực bo táy xía nệt tâng tơi .
Nghĩa là : Cồng không đánh cồng câm
Con không dạy con hư .
Hay : Táy lực táy tè chơ nhăng nọi
Táy khoi táy tè chơ há ma
Nghĩa là : Dạy con từ thủa còn thơ
Dạy người ở từ lúc mới đưa về nhà
Ngoài việc nuôi dạy con cháu , người thân biết cách ăn ở , cư xử ,nói năng , đối nhân xử thế trong gia đình và ngoài xã hội ,người thái Quỳ châu (Cũ) còn coi trọng việc giáo dục mọi người trong cộng đồng hay trong từng gia đình phải biết siêng năng, chăm chỉ lao động và biết tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày:
Dặc mi nha nặng
Dặc hằng nha non
Nghĩa là : Muốn có thì đừng ngồi
Muốn giàu thì đừng ngủ lắm
Hay : Manh nừng chơ xẹp
Lựa ẹp nừng chơ mi
( Một miếng lúc đói
bằng nữa ép lúc no )
Cũng như : Một miếng khi đói
Bằng một đọi khi no
Với đức tính cần cù ,siêng năng trong lao động sản xuất , do vậy họ rất quý trọng kết quả của lao động và cho rằng kết quả lao động là sự tồn vinh của nhân loại:
Tín mư bo dặc nhạc
Xốp pạc mi đày ki
Nghĩa là : Chân tay không vất vả
Mồm miệng không có ăn
Việc hình thành nhân cách cũng rất quan trọng ,trong cộng đồng người Thái:
Mi tằm mi xúng
Mi tín mi nhàng
Nghĩa là : Có trên có dưới
Có chân có đi
Hay : Dù xúng dù tằm
Lằm khơ đú cáy
( Ở cao phải thấy thấp
Nhìn gần phải nhìn xa )
Tức là : Dù làm to nhưng cũng phải biết tôn trọng cấp dưới và ngược lại cấp dưới phải biết tôn trọng cấp trên của mình ...
Trải qua những thăng trầm của lịch sử và trong cuộc sống thường nhật, người Thái Quỳ châu ,đã rút ra được những kinh nghiệm vô cùng quý báu, luôn nhắc nhở con cháu phải biết tránh những thói hư tật xấu hàng ngày như :
Tò bạc xé quai
Tò bai xé mo
Lin chủ xé phúa xé mia
Nghĩa là : Đánh bạc mất trâu
Đánh bài mất nồi (*)
Theo trai(gái) thì mất chồng mất vợ.
Đặc biệt người Thái luôn luôn tôn trọng tính độc lập tự chủ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và rất biết ơn người khác khi được giúp đỡ :
Pò mè táy bò tò xay xón
xay xón bò tò húa hặc ngằm
Nghĩa là : Bố mẹ dạy không bằng thầy dạy
Thầy dạy không bằng đầu tự suy nghĩ
Và : Ky nha lưm thù
Dù nha lưm cống
( Ăn đừng quên đũa – Ở đừng quên ơn )
Đồng thời người Thái có tính rất cẩn thận trong mọi công việc , từ việc nhỏ cho đến việc lớn:
Và phài ngăm – Hăm phài nhanh
Nghĩa là : Nói phải nghĩ – Chặt phải nhìn ( Chặt : Chém )
Cũng như : Ăn có nhai – Nói có nghĩ , trước sau ...
Họ rất tôn trọng thứ bậc, trên dưới , nội ngoại , bạn bè , anh em và dù khó khăn vất vả , nguy hiểm đến đâu ,họ vẫn quyết tâm giữ vững tấm lòng chung thủy ,sắt son ...
Phi đắp nhăng cò
Pọ tái nhăng chu nhăng áo
Nghĩa là : Lữa tắt còn than
Cha (Bố) chết còn chú còn bác ; Hay : Giấy rách thì giữ lấy lề ...
Cũng như: Không xanh cũng giữ màu chàm
Không làm chồng vợ thì làm anh em
Và rất tế nhị trong cuộc sống :
Pò mè tau nha a cón ha má
Lung tá ma nha cón ha lực
Nghĩa là : Bố mẹ đến nhà đừng lấy que đập chó
Bên ngoại đến đừng lấy que đánh con
Hoặc : Khạch tau nha ha má
Lung tá ma nha ha lực
( Khách đến nhà đừng đánh chó
Bên ngoại đến đừng đánh con )
Để phân biệt người tốt người xấu , để đối xử cho đúng mức hay hỏi vợ cho con cháu cho đúng đối tượng , tục ngữ Thái có câu :
Côn lắc moi bạt nhàng
Côn chàng moi tang hếm tang máy
Nghĩa là : Người khôn coi giáng đi
Người khéo coi đường kim mũi chỉ
Trong cuộc sống hàng ngày phải biết tùy cơ ứng biến , để vận dụng cho phù hợp như:
Mịt bo hau phài lắp hín cha
Na bo đí phài hạp khun
Nghĩa là : Dao cùn phải mài đá nhám
Ruộng xấu phải bón phân
Để nhớ công ơn sinh thành , nuôi dạy , dưỡng dục của cha mẹ , từ xa xưa người Thái đã có câu :
Cống pò liếng lưa pu phạc na
Cống mè liếng lưa nắm bò láy ma
Nghĩa là : Công cha nuôi lớn như núi trước bản
Công mẹ nuôi lớn như nước trong nguồn chảy về.
Cũng như tục ngữ ca dao Việt Nam :
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trải qua nhiều thế hệ , người Thái ở Quỳ châu đã truyền mãi cho nhau những câu triết lý có tính giáo dục rất lớn : Khơ phi xì hỏn
Khơ cón xì kẹt
Nghĩa là : Gần lửa thì nóng
Gần roi thì đau
Hay : Bo ốt đay nậm bò
Bò hò đay nắm phi
( Không bịt được nước nguồn
Không gói được khói lửa )
Từ người già đến các cháu trẻ thơ , họ luôn luôn nhớ những kỷ niệm sâu sắc của cuộc đời và không thể nào quên được những lời ru ngọt ngào ,sâu lắng từ thủa ấu thơ :
Chơ non nha hay
Ai pa hày pày ma
Ơi pa na pày tau
( Hãy ngũ ngon đừng khóc
Cha đi nại (Nương) chưa về
Mẹ đi ruộng chưa tới ) .
Câu hát ru trên , đã khắc họa nên một bức tranh thắm đượm tình người ,như nhắn nhủ muôn đời con cháu yêu thương kính trọng : ông bà , cha mẹ ...thông qua một giấc ngủ ngoan , để bố mẹ yên tâm lao động ,mới có thể tạo ra những hạt gạo trắng thơm , tạo nên những manh áo mới cho con cháu và là nguồn sinh lực , niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và cả cộng đồng làng , bản cho đến mãi ngày nay và muôn đời con cháu mai sau …
Qua những câu ca giao tục ngữ nêu trên , đã cho chúng ta thấy được phần nào tính phong phú đa dạng của nền văn hóa truyền thống và tính nhân văn thiện mỹ sâu sắc của cộng đồng người Thái Quỳ châu ( Cũ ) nói riêng và nghệ an nói chung , đã thể hiện được sự tinh túy hài hòa , vừa có sắc thái riêng của một dân tộc vừa góp phần tô đậm thêm bức tranh “ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ ”của xứ nghệ và góp phần làm giàu thêm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam , ngày nay và mai sau ./.
Trần Quốc Tuấn
Thị trấn Tân Lạc, Quỳ Châu