VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TƯƠNG DƯƠNG MƯỜI NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

Đăng lúc 03:46:15 29/12/2018

    Tương Dương là huyện rộng, có đông đồng bào các dân tộc như Thái, Kinh, Khơ Mú, Ơ Đu, Poọng cùng sinh sống….Trong nhiều năm qua, những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước như Nghị quyết 30a về chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững ở 62 huyện nghèo của cả nước, Chương trình 135, Quyết định 147/QĐ-TTg về phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An được triển khai có hiệu quả trong nhiều năm, cùng với các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng dân tộc miền núi đã góp phần quan trọng, quyết định giảm nghèo nhanh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc.

    Những chủ trương và chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số (DTTS) như Quyết định 1270/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển văn hoá các DTTS Việt Nam đến năm 2020, Quyết định 11/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An đã tạo cơ hội bảo tồn và phát triển văn hoá vùng miền núi, dân tộc.

    Nghị quết 23/NQ-TW của Bộ Chính trị khoá X “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong tình hình mới” đã thể hiện rõ quan điểm phát triển hài hoà giữa kinh tế và văn hoá của Đảng ta, làm thay đổi căn bản tư duy về văn hoá và đời sống văn học nghệ thuật của cả nước nói chung trong đó có huyện Tương Dương của chúng ta.

    Trong bối cảnh chung đó, năm 2008, trên cơ sở Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Huyện uỷ, UBND huyện ra quyết định thành lập Câu lạc bộ VHNT huyện Tương Dương, với 20 hội viên, trong đó có 4 hội viên dưới 16 tuổi, sinh hoạt trong các ban Văn xuôi, Thơ, sân khấu biểu diễn, văn học nhà trường, mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn nghệ dân gian.…

    Trong qua strinfh hình thành và phát triển Câu lạc bộ, số hội viên có nhiều biến động, một số hội viên xin ra khỏi câu lạc bộ, nhiều hội viên mới xin gia nhập, đến nay số hội viên trong câu lạc bộ có trên 30 người.

    Trong thời gian qua, vượt qua khó khăn về mặt tài chính, Câu lạc bộ VHNT đã kịp thời động viên và phát huy lòng nhiệt huyết, đam mê của anh chị em hội viên, gắn bóvowis đồng bào các dân tộc huyện Tương Dương, vừa xây dựng CLB lớn mạnh về tổ chức, vừa sáng tạo được nhiều tác phẩm VHNT có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có một số tác giả văn xuôi, múa đã đạt được giải thưởng cao trong các hội thi, hội diễn toàn quốc và trong tỉnh. Năm 2016, Câu lạc bộ nhiếp ảnh trực thuộc Câu lạc bộ VHNT với 7 thành viên đã ra mắt công chúng và đi vào hoạt động.

    Mười năm, một chặng đường không dài, dẫu còn khó khăn về nhiều mặt như tài chính, lực lượng sáng tác nhưng anh chị em hội viên câu lạc bộ VHNT huyện Tương Dương vẫn miệt mài với những đma mê của mình để có những tác phẩm tốt, góp phần vào sự đa dạng của VHNT Nghệ An và sự phát triển của VHNT các DTTS Việt Nam.

    Trong số hơn 30 hội viên hiện còn sinh hoạt, chủ yếu là dân tộc Thái, Kinh, H’Re không có hội viên người Khơ Mú, Mông, Ơ Đu và Poọng.

    Trong quá trình hoạt động, Câu lạc bộ thường xuyên phối hợp với Hội VHNT tỉnh Nghệ An, Hội VHNT tỉnh Hà Tĩnh và các Chi hội VHNT Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Câu lạc bộ VHNT Quỳ Hợp…để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sáng tác VHNT. Trong thừoi gian qua đã cử 4 hội viên trẻ như Nguyễn Văn Trung, Lương May Huyền, Lương Quỳnh Như,…dự các lớp tập huấn viết văn trẻ do Hội VHNT các DTTS Việt Nam tổ chức làm cơ sở để giới thiệu kết nạp vào Hội VHNT các DTTS Việt Nam.

    Mười năm qua đã có hơn 400 tác phẩm thuộc các thể loại văn, thơ, mỹ thuật, nhiếp anhr, múa, kịch ngắn, nghiên cứu văn hoá dân gian,…được tăng tải trên tập san Mường Xủng, Tạp chí Văn hoá các dân tộc Việt nam, tạp chí Sông Lam, Tạp chí Văn hiến, Báo Nghệ An, Báo Văn nghệ và trong các hội diễn nghệ thuật…Hầu hết các tác phẩm của hội viên đã công bố dều là những tác phẩm có gia trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, vì thế anh chị em hội viên của Câu lạc bộ đã giành được trên 20 giải thưởng tại các cuộc thi, các cuộc vận động sáng tác và hội diễn cấp tỉnh và quốc gia. Đáng kể như Nhà văn Vi Hợi (Chủ nhiệm Câu lạc bộ, Chi hội trưởng Chi hội VHNT các DTTS Việt Nam tại Nghệ An; Nghệ nhâ ưu tú Đinh Thị Nguyệt, Vi Khăm Mun, các tác giả Lô Hoan, May Huyền, Quỳnh Như, Quỳnh Hoa…Nhà văn Vi Hợi đã xuất bản 2 tập truyện ngắn và bút ký: Xuống, Nxb Nghệ An, năm 2010 và Ngày mới bên dòng nặm Pao, Nxb Văn hoá dân tộc, năm 2015 và trên 40 tác phẩm thơ, bút ký, tản văn đã được đăng tải trên các tập chí, hiện đã hoàn thành bản thảo 3 truyện dài lịch sử như Vừ Chông Pao, Bí thư Huyện uỷ, Thầy tôi…Năm 2017 cùng với các cộng sự như Vi Khăm Mun, Lô May Hằng hoàn thành đề tài khoa học cấp tỉnh về nghiên cứu, biện soạn Bộ tài liệu dạy học chữ Thái Lai- Pao huyện Tương Dương; Nghệ nhân ưu tú Vi Khăm Mun có sách in chung với TS. Tô Ngọc Thanh về tục ngữ, thành ngữ dân tộc Thái và nhiều tác phẩm in trong Tập thơ của Hội cựu giáo chức Việt Nam. Các hội viên như Nguyễn Văn Trung, Đậu Lê Khánh Hiền, Dương Thị Thơm, Nguyễn Thị Hải, May Huyền, Quỳnh Như, Nguyễn Thị Ngọc, Tràn Lệ Phương, Võ Đình Tuân…vừa lo toan chuyện công sở vừa miệt mài sáng tạo VHNT, hay các hội viên cao tuổi như Vi Khăm Mun, Vang Văn Phùng, Vi Hà Tiến, Đinh Thị Nga, Trần Văn Bính, Nguyễn Ngọc Dư… tạo nên sự đa dạng trong sáng tạo VHNT của Câu lạc bộ.

    Thơ Tương Dương, đã có nhiều tìm tòi, sáng tạo và đi sâu vào cảm xúc, tư tưởng trên nền tảng truyền thống văn hoá của các dân tộc như Nguyễn Văn Trung (Tương Dương, Cù Lao Chàm, Không đề, Đoàn Nhữ Hài…), Đinh Thị Dung (Tình Tương Dương, Đêm xuống bản,…), Lê Hồng Quang (Cảm xúc xuân về, Cho con, Nói với con, Trường xưa, Hương nhài, Rừng chiều, Mưa, Tháng năm, Mẹ..), Dương Thị Thơm (Tình mẹ, Nỗi niềm riêng, Ngày cuối năm, Gọi nắng …), Đinh Thị Nga (Trăng ngàn,), Nguyễn Ngọc Dư (Chào xuân Đinh Dậu, Hồn dân tộc, Xuân về có anh, Cửa rào tháng giêng…), Nguyễn Thị Hải (Tình yêu người lính,… ), Khánh Hiền (Nếu một lần anh đến quê em, Dấu chấm hỏi, 23 giờ đêm, Dưới gốc cây mộc miên… ), Vi Văn Dũng (Lung linh thuỷ điện bản Ang, Vui hội đền vạn…).

    Văn xuôi Tương Dương không nhiều cây viết, đặc biệt là những cây viết xuất sắc, nhưng đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc với hàng loạt truyện ngắn, bút ký, ghi chép về đề tài dân tộc và miền núi. Thông qua các tác phẩm anh chị em hội viên, con người và cuộc sống đồng bào các dân tộc được thể hiện rất chan thực, sinh động, phong phú, đa dạng và khá sâu sắc….Xuống Núi, Ngày mới bên dòng Nặm Pao của Vi Hợi; Hoa Đào tím của Lô Hoan; May Huyền (Mưu sinh giữa đại ngàn,..); Quỳnh Như (Cho Huồi Sơn vang mãi điệu cự xia,…)

    Những tác giả văn xuôi thiếu nhi ngày đó như Vi Giang Lưu Ly, Pay Thị Dung,..trong Những cánh chim không mỏi của Nxb Nghệ An giờ đây đã cất cánh bay xa, mải mê học hành hay việc làm họ không còn mặn mà với văn chương quê nhà.

    Mảng văn học nhà trường, cũng chỉ có Nguyên Văn Trung miệt mài với các trang viết, nhưng suy tư về những tác phẩm văn học trong sách giáo khoa, bên cạnh đó có sự tham gia ít thường xuyên của Vy Thị Bích Thuỷ cùng chỉ một chút xao lòng khi đọc bài thơ “Chút thơ tỉnh cho người lính biển của Trần Đăng Khoa, Nguyễn Thị Ngọc (Một vài cảm nhận khi đọc bài thơ “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính),….

    Nhiếp ảnh, Mỹ thuật, âm nhạc, múa chưa không nhiều tác giả, suốt 10 năm qua cùng chỉ mới vài hội viên có tác phẩm như Võ Đình Tuân, Đậu Xuân Việt, Vi Hợi, Trần Lệ Phương, Đinh Thị Nguyệt, Quỳnh Hoa,…và không có những tác phẩm đặc sắc.

    Mỹ thuật, với những hội viên già dặn trong nghề hội hoạ như Vang Văn Phùng, Vi Hà Tiến do sức khoẻ đã không đủ sức để sáng tạo, trong khi lớp người thay thế không có nhiều.

    Nhiếp ảnh, không có nhiều hội viên, lại mới thành lập câu lạc bộ, nhưng anh chị em câu lạc bộ nhiếp ảnh khá thành công về đề tài nông thôn miền núi và khái thác bản sắc văn hoá dân tộc. Ở nhiếp ảnh còn thiếu vắng những hội viên thực sự say sưa trong sáng tạo, làm nên những tác phẩm mới, vì đầu tư cho nhiếp ảnh rất cần có kinh phí lớn và phải có nhiều thời gian, phải đi nhiều nơi…

    Múa, chỉ có 2 hội viên là Minh Nguyệt và Quỳnh Hoa đại diện cho 2 trường phái hiện đại và cổ điển, một là khai thác bản sắc văn hoá các DTTS Tương Dương, hai là sáng tác những tác phẩm múa mang hơi thở của múa đương đại. Có thể nói, múa Tương Dương trong 10 năm qua cũng đã gặt hái khá thành công trong việc phát huy bộ môn nghệ thuật đặc sắc, phong phú, đa dạng và độc đáo của đồng bào DTTS. Các đạo diễn, biên đạo và diễn viên múa đều là nghiệp dư nên chưa khẳng định vị thế và nghề ngiệp của mình , đáp ứng đòi hỏi của đời sống xã hội. Bằng tâm huyết của các hội viên múa, mà hiện nay ở Thachj Giám, Yên Na, Tam Đình, Tam Thái, Tam Quang,…đã hìnht hành các câu lạc bộ dân ca, dân vũ,…đây là cở sở để bảo tồn nghệ thuật múa của đồng bào các dân tộc thiểu số.

    Âm nhạc, mới chỉ có Hà Long Quyền, dẫu một cánh chim nhỏ khó làm nên mùa xuân, nhưng 10 năm qua, bằng tình yêu quê hương và nghệ thuật, Long Quyền đã cho ra nhiều ca khúc hay về huyện nhà như Tương Dương hành khúc ca, Mời anh về Thạch Giám cùng em, Vui hội đền vạn, ….Bảo Thái cũng chi mới ra mắt duy nhất một ca khúc “Mái trường em yêu” viết về Trường cấp 3 Tương Dương.

    Văn nghệ dân gian, với các bậc lão làng như Vi Khăm Mun, Lô Khăm Phi, Kha Thị Xuân…cùng với sự đam mê của Lô May Hằng, văn nghệ dân gian huyện Tương Dương đóng vai trò quan trọng, là bộ phận không thể tách rời của Văn nghệ dân gian Nghệ An. Công tác sưu tầm, khảo cứukhoong chỉ dừng lại những tác phẩm văn học dân gian mà cả những di sản văn háo tâm linh, văn hoá dòng họ…đây là việc làm có ý nghĩa, góp phần quan trọng trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số trước nguy cơ đang bị mai một bởi sự xâm thực ngày càng mạnh mẽ của văn hoá hiện đại.

    Ngoài các tác phẩm của tác giả là người Tương Dương, trong 10 năm qua, Tập san Mường Xủng đã đón nhận những tác phẩm chất lượng của các tác giả miền xuôi như Nguyễn Ngọc Lợi, Đinh Thanh Quang, Võ Văn Vinh, Trương Quang Thứ, Tú Tâm, Nguyễn Duy Năng, Phan Văn Nam, Trần Tố, Trần Ngưỡng,…đã gắn bó với Tương Dương và rất thành công khi viết về miền núi và dân tộc.

    Nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VHNT lần thứ II (2013-2018) và 10 năm kể từ ngày thành lập Câu lạc bộ, bên cạnh những kết quả đạt được, VHNT huyện Tương Dương vẫn còn đó những hạnc hế và những nỗi lo tiềm ẩn.

    Đó là, đội ngũ sáng tác quá mỏng lại chưa thực sự mê mải với văn chương, năng lực sáng tạo không đồng đều giữa các chuyên ngành.Không có hội viên dân tộc Khơ Mú, Mông, Ơ Đu…VHNT Tương Dương trong những năm gần đây mới chỉ chủ yêu là văn xuôi, thơ, văn nghệ dân gian…nhưng số lượng tác giả, tác phẩm còn quá ít, đặc biệt là các tác giả, tác phẩm suất sắc. VHNT Tương Dương vẫn chưa theo kịp đề tài mới vè nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

    Xác định VHNT là một bộ phận không thể tách rời của Văn hoá dân tộc, phát triển VHNT Tương Dương là góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hoá truyền thống tốt đẹp của truyền thống của đồng bào các dân tộc Tương Dương trong thời kỳ mới.

    Trong năm năm tới, Câu lạc bộ VHNT Tương Dương hải hướng tới sự phát triển bền vững. Tiếp tục củng cố và xây dựng câu lạc bộ vững mạnh toàn diện. Đổi mới, sáng tạo, vượt qua khó khăn, gắn bó mật thiết với quê hương và đồng bào các dân tộc, nỗ lực sáng tạo nhiều tác phẩm VHNT có chất lượng cao về tư tưởng, nghệ thuật, phản ánh chân thực, sinh động hiện thực cuộc sống miền núi của con người miền núi, dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần phát triển sự nghiệp VHNT của tỉnh Nghệ An.

    Phát hiện, bòi dưỡng các tác giả trẻ từ nguồn giáo viên ngữ văn ở các trường học, các tác giả người dân tộc thiểu số, nhen nhóm tình yêu văn học, thổi bùng lên ngọn lửa đam mê, …để tạo nguồn kế cận phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ huyện nhà ngày càng mạnh về số lượng và chất lượng.

    Tập hợp, đoàn kết hội viên vững vàng về tư tưởng chính trị, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quê hương Tương Dương sáng tạo ngày càng nhiều tác phẩm tốt, tuyên truyền phục vụ thiét thực các nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua trên địa bàn huyện Tương Dương, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc miền núi Nghệ An.

    Đẩy mạnh hoạt động sáng tác, sưu tầm,…phấn đấu ngày càng nhiều công trình nghiên cứu, nhiều tác phẩm có chất lượng cao phản ánh chân thực, sinh động và sâu sắc cuộc sống, con người Tương Dương.

    Phát triển các phong trào văn hoá, nghệ thuật mạnh mẽ và rộng khắp trong các xã, trong từng tộc người Kinh, Thái, Ơ Đu, Khơ Mú, Mông, các cơ quan, đơn vị, trường học…; khuyến khích đồng bào DTTS tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn học, nghệ thuật, nhất là những vùng khó khăn để văn học nghệ thuật thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội và là động lực cho sự phát triển của quê hương Tương Dương.

    Văn học nghệ thuật huyện Tương Dương là một bộ phận quan trọng của VHNT tỉnh Nghệ An. Các hội viên Câu lạc bộ VHNT huyện Tương Dương đã và đang phát huy trách nhiệm, năng lực và khả năng sáng tạo góp phần vào sự nghiệp văn học nghệ thuật của cả tỉnh và cả nước. Bảo đảm sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của VHNT là góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trong huyện và trên địa bàn cả tỉnh.

    Từ những kết quả đạt được trong 10 năm qua cùng với quyết tâm khắc phục những hạn chế, yếu kém với tinh thần nhiệm kỳ ới, tâm thế mới và cảm hứng mới, chúng ta tin tưởng rằng trong những năm tới VHNT huyện Tương Dương sẽ có thêm nhiều thành viên mới, tác phẩm mới và đón nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Huyện uỷ, UBND huyện để có bước phát triển mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hoá của đồng bào các dân tộc huyện nhà, góp phần vào sự phát triển của VHNT tỉnh Nghệ An và cả nước.

    

                                                                                                                                  Vi  Tân Hợi

                                                                                                  Chủ nhiệm CLB VHNT Tương Dương

 

 

Địa chỉ