Thị trấn Hòa Bình, thường gọi là phố núi vì nó là con phố nhỏ năm dọc bờ sông Lam thuộc vùng núi miền tây xứ nghệ. Phố chạy dài trên sườn đồi và theo chân núi vòng quanh một thung lũng nhỏ. Phía ngoài sông, một bờ kè uốn khúc ôm con phố với một cây cầu sừng sững bắc qua sông lam, nay đã là lòng hồ thủy điện Khe Bố. Mặt nước trong xanh in bóng cầu, bóng núi, phố xá, bản làng tạo nên bức tranh “sơn thủy hữu tình” – một cảnh đẹp hiếm có.
Dân cư nơi đây chưa phải là đông đúc lắm, thế mà người xe qua lại khá tấp nập, rộn ràng. Hàng hóa được bày bán khắp chợ Hòa Bình cũng như dọc đường phố. Dân làm đủ các ngành nghề: Nào dịch vụ ăn uống, nào ngành thủ công, nào trồng sau sạch theo dự án, những công chức ngày ngày hối hả chạy đua với thời gian để hoàn thành nhiệm vụ trong thời đại công nghệ mới.
Đã 30 năm nay, con phố núi nhỏ này luôn thay da đổi thịt và đã khoác lên cho mình một tấm áo khá lộng lẫy. Đường phố sạch đẹp không chỉ của riêng ai. Bởi nơi đây hội tụ bao dân tộc khắp các vùng miền. Họ sống hòa hợp cùng nhau xây dựng cuộc sống mới dưới sự lãnh đạo của đảnh và nhà nước.
Hôm nay công việc nhiều nên tổ môi trường phải làm cả dưới nắng mà chưa hết việc. Tình cờ tôi gặp anh – một người dân thị trấn làm trong tổ môi trường. Trong giây phút gặp gỡ, sau những câu chào hỏi thân mật, tôi hỏi anh (mặc dầu có hơi ái ngại)
- Anh là người ở thị trấn đã lâu sao lại chọn việc gom rác này?
Anh cười chưa kịp trả lời, tôi nói tiếp:
- Công việc này khá vất vả, ngày ngày phải tiếp xúc với đủ mùi hôi thối của các loại rác thải, thế nào mà không ảnh hưởng đến sức khỏe?
Anh nheo nheo mắt nhìn tôi, những giọt mồ hôi chảy ròng ròng từ trên trán xuống mặt. cái mũ lưỡi trai chưa đủ để che hết mái tóc bạc bẩn sinh của anh. Anh nhoẻn miệng cười rồi nói với giọng cởi mở:
- Thì Bác Hồ đã dạy: Việc gì giúp ích cho dân, cho nước đều tốt cả mà!
- Vâng – tôi đáp
Nghe anh nói, lòng tôi thấy nhẹ nhõm hơn vì anh đã thực hiện lời Bác Hồ dạy và hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc mình làm.
- Thế anh làm việc này từ bao giờ?
Anhh chậm rãi kể: Từ khi thị trấn có chủ trương gom rác để xử lí cho sạch đường phố. Ngập ngừng giây lát, giọng anh bỗng trầm xuống, anh kể tiếp: ngày ấy vất vả lắm, cỉ có chiếc xe bò buộc sau xe máy để kéo. Xe len lỏi gom rác khắp các ngõ hẻm, mỗi ngày không biết mấy chuyến. có những buổi sáng mùa đông lạnh lẽo, những ngón tay buốt như cứng lại. chiếc xe máy tuy cũ kĩ những nó đã gắn bó với tôi, giúp tôi gom rác suốt cả một thời ở cái tuổi thanh xuân ngày ấy.
Cho đến một ngày công ty môi trường được thành lập. tổ chúng tôi được trang bị ô tô để chở rác. Hơn nữa việc gom rác đã trở thành ý thức và việc làm của mọi người, nên chúng tôi đỡ vất vả hơn. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi được sự quan tâm của cấp trên và của mọi người. Chả thế mà vắng chúng tôi một, hai ngày là nhiều người đã nhắc đến.
Dưới cái nắng gay gắt của mùa hè, hơi nóng hầm hập bốc lên từ mặt đường xi măng, cái gió khô rát mặt, cũng không làm xạm nước da trắng hồng bẩm sinh của anh.
Tôi thân mật tâm sự:
- Anh Đức ơi! Việc gom rác của anh ở cái phố núi nhỏ này cũng khó khăn, gian khổ chẳng kém gì việc Đảng và nhà nước ta đang phải gom những cọng rác vô hình trong tư tưởng mỗi con người để xử lí.
Anh cười hà hà! Và nói ngay không chần chừ:
- Công việc của chúng tôi chưa thấm vào đâu cô ạ!
- À ra thế! Anh quá khiêm tốn.
Cả hai chúng tôi bắt tay nhau cùng cười rộ lên, tôi không khỏi thốt lên lời tán thưởng: “Anh quá chuẩn”.
Vừa lúc đó chiếc xe môi trường đến, anh chào tạm biệt tôi rồi bước chân thoăn thoắt theo xe. Anh lại khệ nệ bê từng bì rác bỏ lên xe. Chiếc áo lao động của anh đã thấm đẫm mồ hôi. Xe đi đến đâu là đường phố sạch sẽ đến đó. Công việc của anh cứ đều đều, thầm lặng ngày qua ngày thấm thuắt đã mấy chục năm rồi, mà anh vẫn kiên trì, chịu khó để góp sức làm cho con phố này ngày càng sạch đẹp hơn.
Tôi đứng lặng nhìn theo chiếc xe môi trường màu xanh từ từ chuyển bánh trên đường phố mà lòng dạt dào niềm vui và vô cùng mến phục.
Đình Hồng Nga
Hòa Đông, thị trấn Hòa Bình
TG: Đinh Hồng Nga
(TT Hòa Bình – Tương Dương)