"Ngày thắm tươi bên đời xuân mới, lòng đắm say bao nguồn vui sống, xuân về với ngàn hoa tươi sáng, ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng..."
Giữa tiết lập xuân này, sau những cơn mưa lê thê dài, ta lại nghe đâu đó chợt vang lên bản luân vũ mùa xuân của La Hối- Lời ca Thế Lữ. Giai điệu bài hát như mở ra cho ta muôn ngàn cánh cửa rộng, trải ra trước tầm mắt ta một màu xanh ngát của đất trời, của chồi non lộc biếc.Ta nghe như có hòa âm của chim muông, sóng biển và gió lành. Những lời ca mộc mạc của hơn nửa thế kỉ trước vẫn cứ rộn lên trong lòng người một niềm khát khao, rạo rực sau bao vật đổi sao dời. Mỗi mùa xuân rồi sẽ qua đi nhưng âm hưởng của khúc ca “Xuân và tuổi trẻ” vẫn luôn là mùa xuân bất tận.
“... Xuân thắm tươi, chim én bay, cao tít trời
Vui sướng đi, cao tiếng ca, mừng xuân reo
Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm
Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời xuân tươi...”
Như một bản thông điệp của chúa Xuân, bài hát giục giã tuổi trẻ hãy ngước mặt nhìn trời, hãy quên mau những u ám của cuộc đời mà thẳng bước về phía trước. Giai điệu của tác phẩm cứ cuồn cuộn chảy như suối nguồn, cứ chao liệng như những cánh én đầu xuân. Chỉ cần trình tấu với một cây Mandoline và một cây Guitare ở cung Rê trưởng, bản luân vũ này có thể quần thảo tâm hồn chúng ta trong một trận đồ của hoan lạc, đồng điệu và đầy tự tin. Tới đây, ta chợt nhớ một câu thơ của Thanh Quế: “...Đời của một bài hát thường dài hơn đời người...”. Nhạc sĩ La Hối đã vĩnh biệt cuộc đời gần 70 năm nhưng giai điệu của bài “ Xuân và tuổi trẻ” sẽ mãi là một thứ hormon của mùa xuân và niềm yêu đời. Có lẽ đó là một trong số rất ít những ca khúc có âm điệu tươi trẻ, sáng trong nhất và là khúc ca xuân gợi cảm nhất của thời kì tiền cách mạng.
Ba mươi năm sau, một giai điệu mới lại ra đời trong một mùa xuân rạng rỡ nhất lịch sử : Bài “ Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh ” của nhạc sĩ Xuân Hồng. Đó là một bài hát được viết từ những điều rất cụ thể : thời gian cụ thể, không gian cụ thể và sự chuyển động cụ thể :
“ Mùa xuân này về trên quê ta,
Khắp đất trời chuyển động bao la
Cây xanh tươi ra lá trổ hoa
Chào mùa xuân về với mọi nhà ...”
Ca từ dung dị nhưng giai điệu có sức cuốn hút mạnh mẽ. Tâm hồn con người như hòa quyện trong một sắc xuân thanh bình, khí xuân ấm áp và tin xuân sôi động. Tác giả với tư cách người trong cuộc, đã có những xúc cảm nghẹn ngào rất chân thật trước biến cố lịch sử, trước những niềm hi vọng đang mở ra giữa mùa xuân ấy:
“... Qua hết rồi những năm thương đau
Nước thêm trong dòng sông Bến Nghé
Chợ thêm vui người đông Bến Thành...”
Nếu như trong ca khúc của La Hối, chúng ta tìm thấy tình yêu thiên nhiên, tuổi trẻ và cuộc sống; trong bài hát của Xuân Hồng có tình yêu Tổ quốc hồi sinh thì hơn mười năm sau, chúng ta bắt gặp thêm tình yêu lứa đôi trong nhạc phẩm “ Mùa chim én bay” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp. Rõ ràng đó là hạt chuỗi tất yếu trong logic tuần hoàn của tình cảm và tư duy: Yêu đất trời, yêu quê hương, yêu cuộc sống để rồi yêu con người và ngược lại.
“ Khi gió đồng ngát hương
Bầu trời chim én liệng
Cây nẩy đầy chồi xanh
Chim én bay yên lành...”
Cũng như hai tác phẩm trước, bài hát này bắt đầu câu chuyện mùa xuân với một phong cảnh trữ tình, bàng bạc tin xuân. Nhưng điều khác ở đây là ta vẫn nghe ra lời tự sự và những niềm riêng được gởi gắm trong một âm điệu mang đậm chất dân ca. Phải chăng trong mùa xuân chung của đất trời vẫn tồn tại mùa xuân riêng của mỗi con người ? Có lẽ bài hát được viết khi bắt đầu thời kì mở cửa nên mọi cánh cửa thầm kín nhất của tâm hồn cũng dần được mở ra:
“... Em là cánh én mỏng
Chao xuống giữa đời anh
Cho lòng anh xao động
Thành mùa xuân ngọt lành...”
“Mùa xuân” là ý niệm chỉ thời gian nhưng “mùa xuân nho nhỏ ở đây của tác giả đã trở thành lẽ sống đẹp, lý tưởng. “Lặng lẽ dâng” ước vông tha thiết khiêm tốn cả cuộ đời cho đi mà không hề đòi hỏi. “Lặng lẽ” một hành động âm thần, tự nguyện không ồn ào, khồng cần mọi người biết đến. Đã gọi là cống hiến cho đời thì dù ở tuổi nào đi chăng nữa cũng phải luôn biết cố gắng hết tâm trí để phục vụ và hiến dâng cho quê hương, đất nước mến yêu của chính mình.
Già - cống hiến tuổi già, trẻ - cống hiến sức trẻ để không bao giờ thất vọng trước chính bản thân mình. Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. “Dù là tuổi hai mươi” khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và bài thơ này là một trong những bài thơ cuối cùng. “Một mùa xuân nho nhỏ” cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi. Kết thúc bài thơ bằng một âm điệu xứ Huế: điệu Nam ai, Nam Bình mênh mang tha thiết, là lời ngợi ca đất nước, biểu hiện niềm tin yêu và gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương, đất nước, một câu chân tình thắm thiết:
Nhà thơ Thanh Hải đã gửi lại cho đời “Một mùa xuân nho nhỏ”, “một nốt trầm xao xuyến”, nhưng đó là mùa xuân còn mãi như ngọn lửa nhỏ sẽ mãi nhen lên, đó là một nốt trầm cứ vang ngân không dứt. Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc trở thành ca khúc vượt thời gian về mùa xuân của nền âm nhạc nước nhà. Quả là một sự tương ngộ như có duyên định của hai tâm hồn nghệ sĩ.
Còn nhớ vào năm 1975, giữa lúc chúng ta đang ngỡ ngàng, tràn ngập niềm vui chiến thắng, niềm vui giải phóng thì lại nghe tha thiết: “Mùa xuân! Một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời…”. Bài thơ của Thanh Hải đã được Trần Hoàn đồng cảm đến từng hơi thở. Một cảm giác lâng lâng rất thực, không “đại ngôn” dẫn vào hồn người đang thanh bình phơi phới”. Có lẽ, với một cảnh trí rất đỗi thanh bình của hoa tím, sông xanh, của tiếng chim thánh thót…; với ca từ rộn ràng náo nức mang cái phấn chấn của lòng người trước một “Đất nước bốn ngàn năm/ Vất vả và gian lao/ Đất nước như vì sao/ Vững vàng phía trước”; rồi với mấy câu kết đậm cảm xúc ngất ngây trước cảnh núi sông liền một dải: “Nước non ngàn dặm mình/ Nước non ngàn dặm tình…” đã tạo cho tác giả bài báo nói trên một sự “bé cái lầm” như vậy? Kỳ thực, đây là bài thơ được nhà thơ Thanh Hải sáng tác vào cuối năm 1980, là thời điểm rất khó khăn của đất nước và của bản thân ông, khi mà ông đang phải ngày đêm chống chọi với căn bệnh ung thư gan.
Có thể nói trong gần một thế kỉ ca khúc của Việt Nam, số lượng những bài hát ngợi ca mùa xuân không phải là ít. Nhưng kẻ viết bài này dám tin sẽ có nhiều người yêu âm nhạc cùng đồng ý rằng : Bốn bài hát trên thực sự tiêu biểu nhất cho các giai đoạn , với những biến thể của một nhân sinh quan thống nhất và hoàn toàn phù hợp với sự cảm thụ của chúng ta trong mọi thời kì.