Đi giữa màu xanh Tương Dương

Đăng lúc 02:50:58 30/12/2018

Quê hương biết mấy yêu thương (thơ Nguyễn Đình Thi)

    Rừng xanh, núi xanh, ruộng đồng bát ngát xanh, từ thị trấn Hoà Bình đến thị tứ Tam Thái, Khe Bố, Cửa Rào, Bản Cọc…đâu đâu cũng đang nhen lên màu xanh, đến cả giọng nói, tiếng cười của người dân Tương Dương quê tôi cũng đầy chất hào sảng, pha chút lãng mạn, cũng nhuỗm sắc xanh của quê hương. Cái àu xanh đầy kỳ vọng ấy của Tương Dương đang hiện hữu, đang làm nước lòng người. Nó đang dãy lên, đnag vận động, chuyển mình, tạo nên cú huých mạnh mẽ làm bật lên những bước nhảy đột phá trónganr xuất, trong xây dựng nông thôn mới và cả trong tầm nhìn về tương lai Tương Dương sẽ là huyện khá nhất các huyện miền núi cao của Nghệ An.

Rừng núi ngát xanh

    Chân luôn bước, miệng luôn hỏi, mắt luôn đắm say, tay luôn ghi chép, ấy vậy mà đến hai ngày rồi, nhà văn Nguyễn Thế Quang vẫn chưa thoát khỏi cái “bến lú” mênh mông xanh non đầy kỳ vọng của Tương Dương. Cái đắm sây ấy không hẳn vì nụ cười và ánh mắt dao cau của thiếu nữ xinh tươi Bản Pồ, Bản Cọc hay Có Pài mà là những gì của tương Dương đang đổi thay hôm nay, cũng như những chiến lược, tầm nhìn phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng cho ngày mai, để tạo nên một diện mạo huyện Tương Dương của ngày mai đang phấn đấu thành một huyện với tiềm năng, tế mạnh phát triển, trở thành một trung tâm nông nghiệp, chất lượng, hiệu quả cao của miền Tây Nam tỉnh Nghệ An như Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XXVI đã đề ra. Để đạt được điều đó không phải đơn giản, không chỉ một sớm, một chiều, song đó là cái đích mà đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Tương Dương đang sải chân bước trên con đường đã định. Con đường đó tuy không xa, những không hẳn là đã gần, cũng không phải láng bóng mà cò nhiều ghập ghềnh, khúc khuỷu, gian truân. Trên con đường đó, cần có sự đồng hành, lòng quyết tâm, tình đoàn kết, tính sáng tạo của những thế hệ đang là chủ nhân của Tương Dương hôm nay biết chớp thời cơ, biến thách thức thành thuận lợi.

    Để có được cái nhìn thấu đáo, bao quát, đầy cảm xúc về bức tranh toàn cảnh của con người, vùng đất đôi bờ sông Cả này không phải ngẫu nhiên anh em trong nhóm sáng tác có được! Ấy là tôi muón nói thêm về chuyến thâm nhập thực tế của Ban Văn xuôi, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nghệ An trên miền quê gió lào Tương Dương vào hồi tháng 3 năm 2014. Nhóm trưởng- nhà văn Nguyễn Thế Quang, trưởng ban Văn xuôi của Hội cứ nhắc đi, nhắc lại với chúng tôi là: “Chuyến đi này hải thu hoạch thật lớn, anh Vi Hợi là thổ công phải hướng dẫn anh em thật tỉ mỉ, nơi nào cần đi, nơi nào cần đến”. Theo chương trình của chuyến đi, anh em ban Văn xuôi tập trung ở Văn phòng Hội VHNT tỉnh Nghệ An, sau đó theo xe lên Tương Dương đúng lịch hành trình.

    Bữa sáng đầu tiên ở Tương Dương được bố trí ở Nhà hàng Vinh Phượng ngay trước cổng Uỷ ban nhân dân huyện, bữa đó có cả anh Lương Thanh Hải, Bí thư Huyện uỷ và anh Trịnh Minh Châu, Chủ tịch UBND huyện, lãnh đạo Phòng Văn hoá và Thông tin, anh em ban Văn xuôi của Câu lạc bộ VHNT huyện Tương Dương. Vừa là thổ công, vừa là thành viên của đoàn, tôi lần lượt giới thiệu các thành viên trong đoàn sáng tác với lãnh đạo huyện: Nhà văn Nguyễn Thế Quang đã từng dạy học ở Tương Dương, nhà văn trẻ Kha Thị Thường đang công tác ở Đài PTTH Nghệ An, nhà văn Phan Thanh Bình công tác ở Văn phòng Hội VHNT tỉnh Nghệ An và nhà văn Lý Thu Thảo đến từ Trại nuôi ong Nghĩa Đàn. Cái nghi thức thủ tục đó qua nhanh, thay vào là những tâm tình, thân mật gần gũi như anh em lâu ngày gặp lại. Cái chất men tình cảm đó đã xúc tác làm tâm hồn mấy anh em văn nghệ sĩ náo nức muốn thâm nhập cơ sở ngay để nhìn thấy, nắm lấy cái hơi thở cuộc sống đang cuồn cuộn chảy khắp các bản làng gần xa trên mảnh đất Phủ Tương xưa.

    Vừa đi, tôi vừa giới thiệu quê hương mình cho anh em văn nghệ sĩ biết: Tương Dương là huyện miền núi phía Tây Nam Nghệ An, có truyền thống lịch sử, văn hoá rất lâu đời. Tương Dương xưa gọi là Mường Xủng, thuộc Vương quốc Bồn Man. Sau khi Bồn Man thuộc về Đại Việt, vào thời nhà Trần thì nơi nay gọi là đất Nam Nhung (tiéng Thái gọi là Nặm Nhống). Năm 1490, niên hiệu Hồng Đức thứ 21, đời vua Lê Thánh Tông chia Phủ Trà Lân thành 4 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Vĩnh Khang, Hội Ninh. Đến đời nhà Nguyễn (1882), Phủ Trà Lân đổi thành Phủ Tương Dương, gồm các huyện Tương Dương, Vĩnh Hoà, Hội Nguyên, Kỳ Sơn,…Trước năm 1945, huyện Tương Dương bao gồm cả Con Cuông và Kỳ Sơn. Ngay sau cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, huyện Con Cuông tách ra khỏi huyện Tương Dương và đến năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 65 tách huyện Kỳ Sơn ra khỏi huyện Tương Dương, khẳng định địa giới hành chính của huyện. Ngày nay, huyện Tương Dương có tổng diện tích hơn 281 ngàn héc ta, chiếm 17 phần trăm diện tích của cả tỉnh Nghệ An, dân số hơn 7 vạn người, trải rộng trên 18 xã, thị trấn và 154 bản, làng. Phần lớn diện tích là đất lâm nghiệp, diện tích đất nông nghiệp chưa đế 1 phần trăm. Song trong cái nghịch có cái thuận. Một lợi thế quan trọng để Tương Dương có đà phát triển trong giai đoạn tới là hệ thống nhà máy thuỷ điện Khe Bố, Bản Vẽ, Bản Ang, Nặm Nơn, Xoóng Con,…sẽ tạo điều kiện phát triển nhiều ngành nghề. Sự phát triển dó là quy luật hữu cơ, tạo thuận lợi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội trên địa bàn. Rồi chẳng bao lâu nữa sau khi được mở rộng sang bờ hữu sông Cả, tị trấn Hoà Bình sẽ trở thành thị trấn sầm uất và thân thiện cùng với thị trấn Khe Bố, thị tư Tam Thái, Cửa Rào, Bản Vẽ, Yên Hoà,…sẽ tạo nên diện mạo mới cho Tương Dương.

    Tương Dương bây giờ khá thuận lợi về giao thông. Có quốc lộ 7, 16 và 48c đi qua cùng với hệ thông giao thông nội huyện như đường Cửa Rào- Vẽ- Yên Na- Yên Tĩnh- Hữu Khuông, tuyến Bãi Xa- Tùng Hương, Tam Thái- Tam Hợp, các tuyến vành đai biên giới,…Những huyết mạch giao thông này là những cầu nối, là yếu tố quan trọng giúp Tương Dương liên kết với các địa phương và cả nước. Người Tương Dương hôm nay với niềm tự hào với truyền thống quê hương, với tính cần cù, sáng tạo đang vững tin vào trí lực của mình, đang khai thác tiềm năng, thế mạnh, nắm bắt thời cơ, áp dụng khoa học công nghệ biến tiềm năng thành hiện thực. Họ đang làm thay đổi diện mạo quê hương mình từ Chương trình xây dựng nông thôn mới. Cũng trên đà phát triển này, trong những năm tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt bình quân từ 11-12 phần trăm, thu nhập bình quân đầu người trên 29 triệu đồng mỗi năm. Tổng sản lượng lương thực có hạt trên 19 ngàn tấn, các mô hình kinh tế có thu nhập từ 50 triệu đồng mỗi năm trở lên ngày càng nhiều hơn, hiện nay đã có 4 xã về đích nông thôn mới như Thạch Giám, tam Thái, Tam Quang, Tam Đình; có 15/18 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, trên 30 trường học mầm non, tiểu học và THCS đạt chuẩn quốc gia, luôn giữ vững kết quả phổ cập giáo dục, trên 70 phần trăm gia đình văn hoá và hơn 60 phần trăm làng, bản văn hoá. Chỉ sơ sơ một vài số liệu các chỉ tiêu trên, những con số nghe ra có vẻ khô khan tưởng như đơn giản vậy thôi, nhưng đó là cả một cuộc cách mạng quyết liệt, đầy gian khó, đòi hỏi cần phải có sự đồng tâm, hiẹp lực của toàn dân. Cuộc cách mạng xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm cách biệt giữa vừng sâu, vừng xa, biên giới và thị trấn, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn mang tính bền vững nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế….

    Tôi miên man nghĩ đến viễn cảnh của quê hương mình trong tương lai mà lòng dạ xốn xang, háo hức. Sự đổi mới của Tương Dương hôm nay không tách rời khỏi sự đổi mới chung của cả nước và của tỉnh Nghệ An. Bằng những chỉ tiêu cụ thể có tính thuyết phục cao trên cơ sở khoa học đã và đang trở thành hiện thực. Để minh chứng điều đó tôi không thể không kể ra đây những thành tích cũng là những tín hiệu vui trong sản xuất nông nghiệp mà Tương Dương đã đạt được. Năng suất lúa đạt xấp xỉ 60 tạ trên héc ta, ngô gần 27 tạ trên héc ta,…Mô hình chanh leo ở Nhôn Mai, Hữu Khuông đang phát huy hiệu quả, khẳng định là cây xoá đói giảm nghèo. Đặc biệt, Tương Dương chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh và tăng năng suất, quy hoạch vùng chuyên canh đã tạo nên những hiệu ứng kết quả cao. Tương Dương đã và đang có sự kết hợp nhuần nhuyễn của ba nhà (nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp) thành thế chân kiềng vững chắc. Điển hình là việc đưa giống lúa mới vào thí điểm ở Tam Quang, Tam Đình, Tam Thái,…vừa qua đã cho kết quả đáng khả quan, năng suất vượt trội 7-8 tấn trên một héc ta; mô hình nhà lưới trông rau an toàn, chanh leo là những thử nghiệm quan trọng tạo dựng niềm tin của người dân vào khoa học kỹ thuật. Hiện nay Tương Dương đang chuyển hướng phát triển mạnh cây ngô, với những giống mới chịu hạn, chịu rét tốt, năng suất cao như CP888, CPA88. Từ đó đã mở ra con đường thâm canh, quy hoạch tập trung vùng chuyên canh ngô chất lượng cao tren 3500 hec ta để thay thế cây lúa nương hiện nay. Tương Dương còn có vùng chuyên canh chè đặc sản ở Xám Ngả, xã Thạch Giám trên 10 héc ta cho thu nhập ổn định của bà con nông dân bản Lau, bản Mác và chè Shan Tuýet ở làng thanh niên lập nghiệp xã Tam Hợp trên 300 hec ta và cây nghệ đỏ sẽ là cây mũi nhọn đảm bảo cuộc sống cho hơn 2000 người dân xã biên giới Tam Hợp.

    Còn nữa! Đó là những mô hình rau sạch ở Tam Quang, Tam Thái, Thạch Giám, mô hình gừng, bí xanh, bí đỏ, khoai sọ ở Lưu Kiền…với quy mô lớn đang góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân. Thương hiệu rau sach Tương Dương với những cải ngọt, cà chua mũi to, súp lơ xanh, bí xanh, khoai sọ…đã vang xa, không chỉ trong tỉnh mà đã ra đến thủ đô Hà Nội, trước là quà tặng bạn bè, sau đó men chân vào trong các siêu thị lớn như BigC. Đó là nghề nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt thuỷ sản trên hồ thuỷ điện Bản Vẽ, Khe Bố. Rõ ràng Tương Dương đang có lợi thế rất lớn với diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Với diện tích mặt hồ trên 10 ngàn héc ta, cùng với kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi trồng, đánh bắt của các hộ dân đã quen với cuộc sống sông nước. Sản lượng cá thương phẩm hàng năm cung cấp cho thị trường trên 100 tấn đã tăng thêm nguồn thu đáng kể cho người dân địa phương. Tương Dương cũng đang phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm theo các mô hình trang trại, gia trại của đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện tại có hơn 200 mô hình trang trại, gia trại xen canh giữa chăn nuôi và trồng rừng, trồng cây ăn quả cho thu nhập ổn định trên 50 triệu đồng mỗi năm, điển hình như gia trại của ông Và Tông Sử ở bản Thằm Thẩm,  xã Nhôn Mai cho thu nhập trên 600 triệu đồng, mô hình chanh leo kết hợp chăn nuôi gà đen của bà con dân tộc Mông ở bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai cho thu nhập mỗi hộ hàng trăm triệu đồng mỗi năm…Những mô hình kinh tế này đảm bảo được các yếu tố như kiểm soát được dịch bệnh, chất lượng vật nuôi, xử lý chất thải để bảo vệ môi trường. Hàng năm Tương Dương cung cấp cho thị trường hàng triệu con gia súc và gia cầm, tỷ trọng ngành chăn nuôi đã chiến hơn một nửa gia trị sản xuất ngành nông nghiệp.

    Nếu du khách có dịp chu du trên hồ thuỷ điện Bản Vẽ, ghé vào các nhà bè nuôi cá lồng của các gia đình ở Lượng Minh, Yên Na, hữu Khuông,…Họ vừa nuôi trồng, đánh bắt cá trên hồ vừa chăn nuôi trâu, bò, dê, gà.… Có thể kể đến hàng trăm nhà bè nuôi cá, với hàng nghìn con trâu bò đang mải mê gặm cỏ trên những triền đồi ngát xanh in bóng trên mặt hồ mênh mang. Ngồi trên thuyền mà ngắm nhìn nhưng con lợn lai rừng, lợn đen địa phương chờ ngày xuất chuồng nằm ngổn nghện, con nào, con nấy cức trùng trục, nặng sau, bảy chục cân thật sướng mắt, đàn trâu, bò bụng căng tròn nằm nghỉ dưới tán cây xanh, hay bày cá trắm trắng, trắm đen…nhảy lên đớp mồi hẳn không có ai muốn rời xa hồ nước mênh mang này. Theo anh Thắng, trú tại Bản Vẽ, xã Yên Na, một lái thuyền chuyên nghiệp trên hồ thuỷ điện thì chỉ cần có khách yêu cầu là hàng trăm con gà, lợn, dê, bò…cùng vài tạ cá là khi nào cũng sẵn sang đưa đến tận nơi khách yêu cầu. Nhìn những người nông dân dùng máy xay sát để chế biến thức ăn cho đàn bò, đàn cá,…tôi tròn mắt ngạc nhiên, rồi bần thần nhớ tới cái thưở băm bèo, nấu cám xửa xưa…Một người làm nghề chăn nuôi trên hồ cho tôi biết các khâu quản lý từ thức ăn, thú y, cho đến chất lượng vật nuôi bán ra thị trường đều phải đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm. Bước trên những gia trại, dưới bóng cây xanh đã át đi cái nóng bức của trưa hè tháng sáu, tôi có cảm giác màu xanh cứ lan mãi trên khắp núi rừng Tương Dương.

    Trong cái nóng ong ong của chiều hè, tôi cùng nhà văn Nguyễn Thế Quang và nhóm sáng tác thong dong trong rừng săng lẻ- mô hình quản lý và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng, rồi lang thang trong những cánh rừng trồng ở Bãi Xa, Sơn Hà, Tam Đình, Thạch Giám,…mới thấy quê hương đang ngát xanh từng ngày. Với mục tiêu phấn đấu mỗi năm trông 1.500 hec ta, để đến năm 2020 độ che phủ rừng ở Tương Dương trên 80% các dự án trồng rừng tập trung, phân tán, rừng phòng hộ, rừng nguyên liệu…trải khắp các bản, làng trên địa bàn toàn huyện. Đi trong ngát xanh mênh mang của rừng săng lẻ, rừng keo, xoan, lát, màu xanh rợp lan xa bất tận tạo nên một cảm giác vững bền cho Tương Dương cất cánh.

    Tương Dương quê tôi- huyện miền núi miền Tây Nam xứ Nghệ, nơi có dòng Nặm Nơn, Nặm Mộ, hợp lưu thành ngã ba sông, một danh thắng kỳ thú đầu nguồn con sông Cả đầy thơ mộng.Những cánh rừng nguyên sinh ngan ngát màu xanh đã tạo nên một Tương Dương non nước hữu tình trong bức tranh hoạ đồ xứ Nghệ. Miền quê kỳ vĩ mạng đậm sắc màu thời gian và truyền thống, truyền thống cách mạng đang vươn mình đứng dạy cùng với Thuỷ điện Bản Vẽ, Khe Bố…lớn dần về tầm vóc, vị thế trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Khắp nơi trên quê hương Tương Dương đang vang lên điệu khắp, điệu nhuôn, điệu lăm, điệu xuối hoà cùng điệu tơm, cự xia, câu hò, điệu ví…trong âm vang cồng chiêng, tiếng khèn, tiếng pí để nói lên nghĩa tình của sáu dân tộc anh em Thái, Kinh, Khơ Mú, Ơ Đu, Tày Poọng đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn. Một Tương Dương đang được đánh thức tiềm năng, vẻ đẹp. Một Tương Dương nghĩa tình, khởi sắc luôn gọi mời, chào đón bạn bè lên thăm!

                                                                                                                 Quê hương, tháng 8 năm 2018

                                                                                                                                   Vi Hợi

Địa chỉ